Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Tác phẩm của nhà văn Vũ Bằng (Văn học miền Nam, 1954 - 1975)


(Vangbongmotthoi) - Vũ Bằng là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng, có nhiều tác phẩm đăng ở Sài Gòn trước năm 1975. 

Vũ Bằng sinh ở miền Bắc, và do hoàn cảnh, thời thế đã vào nam sinh sống, làm việc. Ông đã viết rất nhiều, với tư cách là nhà văn, nhà báo. Nhiều tác phẩm tâm trạng của một người Hà Nội nhớ về Hà Nội. Tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể đến là Thương nhớ mười hai - ngày nay vẫn được tái bản.

Dưới đây là bìa một số tác phẩm văn học của Vũ Bằng, xuất bản tại miền Nam trước năm 1975.

Tình trạng sách: hiếm

Xem thêm về nhà văn Vũ Bằng bên dưới bài viết này.

Hoa Văn

------------------------



Bóng ma nhà mệ Hoát, Nguyễn Đình Vượng, xuất bản 1973


Người Hà Nội Nhớ Người Hà Nội, Tiểu thuyết Thứ Bảy số 19 ra ngày 6/8/1949


Nhà Văn Lắm Chuyện, tập 2, Nguyệt san Nhân Văn số 5 phát hành tháng 11 năm 1971




Con Dấu Hóa, Nguyệt san Tân Văn số 47 phát hành tháng 3 năm 1972




Hoa Mộc Hương (Nguyễn Đức 1953)





Phổ thông bán nguyệt san xuất bản 1941 (Hà Nội)



Phù dung ơi vĩnh biệt, nhà xuất bản Thế giới xuất bản 1969


Bảy đêm huyền thoại, Nhân Văn xuất bản 1972


Hạnh phúc lứa đôi, xuất bản năm 1956


Lấy Vợ Xem Tông Lấy Chồng Xem Giống -NXB Thế Giới 1956


Mai đình mộng ký , Vũ Bằng bình chú! văn tươi xb lần đầu năm 1956




Thuận vợ thuận chồng, Vũ Bằng & Hoàng Thị Trâm, Nxb Thế giới 1957



Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng , Tủ sách Nam Chi, 1969



Cái đèn lồng, Tân Văn xb lần thứ nhất 1971



Bát cơm, Tân Văn xb lần thứ nhất 1971


Khảo về tiểu thuyết, P. Văn-Tươi xuất bản, Sài Gòn, 1955


Tội ác và hối hận, tiểu-thuyết, Tân-Dân xuất bản 1940



Mê chữ, Tân-Văn, 1970


Món lạ miền Nam, Tân-Văn, 1970 


Thương nhớ mười hai, tái bản 1993




Nguyệt san Nhân Văn số 4, tháng 10/1971, Sài Gòn


----------------------

Vài nét về nhà văn Vũ Bằng

Vũ Bằng (1913 – 1984) tên thật là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam. Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn ký với các bút hiệu khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm...

Nhà văn Vũ Bằng sinh ngày 3 tháng 6 năm 1913 tại Hà Nội và lớn lên trong một gia đình Nho học, quê gốc ở đất Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, nay là Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông theo học Trường Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú Tài Pháp.

Ngay khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, và liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê. Cha mẹ Vũ Bằng sinh sáu người con, ba trai ba gái. Cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ làm chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai, Hà Nội, nên ông được cưng chiều, không bị thiếu thốn, vì vậy việc ông lao vào nghề viết không phải vì mưu sinh.

Năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh. Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến. Cuối năm 1948, trở về Hà Nội, bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng.

Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn, để lại vợ và con trai ở Hà Nội (năm 1967, bà Quỳ qua đời) và tiếp tục hoạt động cho đến 30 tháng 4 năm 1975. Vì nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này, ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng huân chương nhà nước.

Ở Sài Gòn, ông lập gia đình với bà Phấn. Ông mất lúc 4g30 ngày 7 tháng 4, năm 1984 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, thọ 70 tuổi.

Ngày 13 tháng 2 năm 2007, Vũ Bằng đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Nghiệp văn chương

Năm 17 tuổi (1931), ông xuất bản tác phẩm đầy tay Lọ Văn.Trong lãnh vực báo chí, ngay từ trong thập niên 30, 40, nghĩa là lúc ông còn rất trẻ, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn… Và có thể nói trong lịch sử văn học từ những năm 30 cho đến năm 1954, Vũ Bằng là một trong những người hoạt động sôi nổi nhất.

Mặc cho người mẹ cản ngăn, muốn ông du học Pháp để làm bác sĩ. Vũ Bằng quyết chí theo nghiệp văn chương. Thế rồi khi in được vài truyện ngắn và tiểu thuyết, Vũ Bằng sa vào lãnh vực ăn chơi vào loại khét tiếng.

Khoảng năm 1934-1935, Vũ Bằng nghiện á phiện rất nặng suốt 5 năm. Nhờ người cô ruột và nhờ vợ là Nguyễn Thị Quỳ thường xuyên săn sóc, khuyên nhủ, cộng với sự quyết tâm của bản thân nên ông đã cai được, rồi viết cả một cuốn tự truyện mang tên Cai.

Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. Ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. Đặc biệt với "cái ăn" ông viết rất tuyệt vời: Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969) và trong Thương Nhớ Mười Hai (hồi ký, 1972)

Nhà văn Triệu Xuân kể:

Một thời gian dài, Vũ Bằng và gia đình ông âm thầm chịu tiếng là nhà văn "dinh tê, về thành", nhà văn "quay lưng lại với Kháng chiến", là "di cư vào Nam theo giặc"! Có lẽ vì thế mà trong sách giáo khoa phổ thông cũng như ở bậc đại học, người ta không giảng dạy về Vũ Bằng.

Vào những năm 1932-1945, Vũ Bằng đã nâng đỡ, hướng nghiệp, dìu dắt rất nhiều nhà văn trẻ, sau này trở thành những nhà văn tên tuổi lẫy lừng. Những người am hiểu Vũ Bằng từ khi ông vào Nam mà tôi đã gặp đều khẳng định: Vũ Bằng là một con người chân chính, một nhà văn yêu nước, có tấm lòng son sắt với Hà Nội.

Khi ông lâm bệnh cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng, gia cảnh ông túng thiếu.
 
(Theo từ điển mở Wikipedia)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét