Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Ngày hội sách cũ tại Sài Gòn: từ 3-5/3/2017

Sách Quý Hiếm Blog

Từ ngày 03-05/03/2017, Công ty Cổ phần Văn hóa Sách Sài Gòn - Saigon Books kết hợp cùng Sense Mart tổ chức “Ngày hội Sách cũ TP.Hồ Chí Minh 2017” tại Khu B - Công viên 23/9 (đối diện sân khấu Sen Hồng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh), dành cho bạn đọc đam mê và có nhu cầu tìm hiểu, sưu tầm sách cũ. 


“Ngày hội Sách cũ TP.Hồ Chí Minh 2017” diễn ra cùng dịp khai trương Sense Market; độc giả đến đây còn được tham gia và thưởng thức các chương trình do Sense Market tổ chức như: Trò chơi dân gian, Chơi nhạc Acoustic, Biễu diễn Latin dance, Biểu diễn thời trang…

Bên cạnh Saigon Books, chương trình sẽ có sự góp mặt của các đơn vị chuyên về sách cũ trên cả nước như: Sách cũ Hà Thành (Hà Nội), Sách cũ Vì Dân (Hà Nội), Sách cũ Gia Khoa (Hà Nội), Sách cũ Khải Vinh (Trần Nhân Tôn, TP.HCM), Momo Books (Trần Nhân Tôn, TP.HCM), NXB Kim Đồng… Ngoài hơn 20 gian hàng đến từ các đơn vị sách, nhằm khích lệ tinh thần đọc sách trong cộng đồng và trong mỗi gia đình, Ban Tổ chức còn dành khu vực riêng cho các cá nhân và gia đình làm nơi để trao đổi và mua bán sách cũ với nhau.

Bên cạnh giới thiệu, trưng bày, trao đổi các loại sách cũ, sử liệu, tư liệu quý hiếm, có giá trị văn hóa cao từ các nhà sưu tầm, nghiên cứu nổi tiếng…; đặc biệt là hoạt động trưng bày các sách văn học Nam kỳ lục tỉnh giai đoạn 1930 - 1945, “Ngày hội Sách cũ TP.Hồ Chí Minh 2017” còn tổ chức nhiều hoạt động bổ ích liên quan, như:
Tọa đàm “Thú chơi sách cũ: Định giá sách như thế nào?” diễn ra vào lúc 9h00 ngày 03/03/2017 với các diễn giả: nhà báo Lê Minh Quốc, nhà nghiên cứu Trần Nhật Vy, nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường.

Vào lúc 9 giờ sáng ngày 04/03/2017, diễn ra buổi tọa đàm “Ký sức Sài Gòn qua ngôn ngữ Sài Gòn xưa” do Hội quán các bà mẹ tổ chức, với sự tham gia của nhà văn Lê Văn Nghĩa, tác giả của nhiều tác phẩm viết về Sài Gòn xưa như “Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài, và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy”, “Mùa hè năm Petrus” và mới đây là “Tụi lớp nhứt trường Bình Tây, cây viết máy và con chó nhỏ”.

Buổi chiều cùng ngày, vào lúc 16h00 ngày 04/03/2017, diễn ra Tọa đàm “Vai trò của Vua Gia Long trong lịch sử”, với các diễn giả: nhà nghiên cứu sử học như: nhà giáo Hoàng Dũng (ĐH Sư phạm TP.HCM), nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân.

Ngày cuối cùng của Hội sách, sẽ diễn ra Tọa đàm “Văn chương Nam kỳ lục tỉnh 1930 - 1945” vào lúc 16h00 ngày 05/03/2017 với các diễn giả là nhà báo, nhà nghiên cứu:Trần Nhật Vy, Võ Văn Nhơn, Phạm Hoàng Quân, Đoàn Lê Giang.



..........



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét