Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Thơ Tố Hữu (NXB giáo dục giải phóng, 1974)


(Vangbongmotthoi) - Thơ Tố Hữu là tuyển tập một số bài thơ của Tố Hữu - một trong những nhà thơ Cách mạng lớn nhất trước năm 1975 ở Miền Bắc. Cuốn Thơ Tố Hữu mà chúng tôi giới thiệu dưới đây do Nhà xuất bản Giáo dục giải phóng xuất bản năm 1974, khi đất nước chưa thống nhất.


Dưới đây là ảnh bìa và vài trang trong cuốn Thơ Tố Hữu xuất bản năm 1974.

Tình trạng sách: hiếm.

Xem thêm về nhà thơ Tố Hữu ở phần dưới.

Hoa văn

-------------------

Sách bán - Mã số: A0115  

Tên sách: Thơ Tố Hữu

Tác giả: Tố Hữu 
Năm xuất bản/nhà xuất bản: Giáo dục giải phóng 1974
Thể loại: thơ
Số trang: 236
Giá bán: 70.000 VNĐ
Hình thức thanh toán: chuyển khoản.
Hình thức giao nhận: gửi qua bưu điện
Thông tin liên hệ: 2014vbmt@gmail.com
Ngày rao: 23-4-2015
Ghi chú: Đang chờ chủ mới

.........................





---------------------

Vài nét về nhà thơ Tố Hữu

Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002), là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại Hội An tỉnh Quảng Nam. Đến năm 9 tuổi, ông cùng cha về ở tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu. Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học Huế. 

Năm 1938 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Tháng 4/1939, ông bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Cuối 1941, ông vượt ngục (về hoạt động bí mật ở huyện Hậu Lộc và thôn Tâm Quy xã Hà Tân huyện Hà Trung Thanh Hóa). Đến năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế.

Năm 1946, ông là Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước:

1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam;
1952: Giám đốc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng phủ;
1954: Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền;
1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;
Tại đại hội Đảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức;
Tại đại hội Đảng lần III (1960): vào Ban Bí thư;
Tại đại hội Đảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương;
Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị;
1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.
Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1).

Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.

Ông mất ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.

Các tác phẩm

Từ ấy (1946)
Việt Bắc (1954)
Gió lộng (1961)
Ra trận (1962-1971)
Máu và Hoa (1977)
Một tiếng đờn (1992)
Ta với ta (1999)

Phong tặng và Giải thưởng văn học chính

Giải nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 (tập thơ Việt Bắc)
Giải thưởng Văn học ASEAN của Thái Lan năm 1996 cho tập thơ "Một tiếng đờn".
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt 1, 1996)
Huân chương Sao Vàng (1994)

(Theo Wikipedia)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét