Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Tội và thương (Lan Khai, xuất bản 1941)


(Vangbongmotthoi) - Tội và thương là tiểu thuyết của nhà văn Lan Khai, xuất bản lần đầu năm 1941.



Lan Khai là một nhà văn tên tuổi trên văn đàn trong nửa đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam. ông viết rất nhiều và có nhiều tác phẩm khá nổi tiếng.

Dưới đây là bìa cuốn tiểu thuyết Tội và thương do Hương Sơn xuất bản năm 1941.

Tình trạng sách: rất hiếm.

Xem thêm về tác giả Lan Khai ở phần dưới.

----------------------------------



---------------

Vài nét về nhà văn Lan Khai

Nhà văn Lan Khai, tên thật là Nguyễn Đình Khải, còn có tên khác là Nguyễn Lan Khai, sinhngày 24-6-1906 tại xã Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang, tên khác Nguyễn Lan Khai.

Thuở nhỏ ông học ở Hà Nội. Sau khi học xong bậc thành chung ông vừa dạy học vừa viết báo ở miền Bắc. Ông là cây bút nòng cốt của các tờ: Loa, Ngọ báo, Tao Đàn, Đông Tây, Tiểu thuyết thứ Bảy, Phổ thông bán nguyệt san...

Lan Khai là một cây bút sung mãn thời đó (trước năm 1945) ông viết về nhiều thể loại: phê bình, sáng tác văn học, (truyện ngắn, tiểu thuyết). Dù ở thể loại nào ngòi bút ông vẫn thuyết phục được cả cảm tính và lí tính của độc giả. Đặc sắc nhất vẫn là ở lĩnh vực sáng tác hiện thực về đời sống miền núi mà trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam ông được xem là nhà văn “Đường rừng” sáng giá.

Lan Khai mất trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội.

Tác phẩm

Tiểu thuyết đường rừng
Tiếng gọi của rừng thẳm (Tân Dân xuất bản, 1939)
Truyện đường rừng (Tân Dân xuất bản, 1940)
Dấu ngựa trên sương (Hương Sơn xuất bản, 1940)
Chiếc nỏ cánh dâu (Duy Tân xuất bản, 1941)
Suối đàn (Cộng Lực xuất bản, 1942)

Tiểu thuyết lịch sử
Ai lên Phố Cát (Tân Dân xuất bản, 1937)
Chiếc ngai vàng (Tân Dân xuất bản, 1937)
Cái hột mận (Tân Dân xuất bản, 1938)
Gái thời loạn (Tân Dân xuất bản, 1938)
Liếp-Li (Tân Dân xuất bản, 1938)
Bóng cờ trắng trong sương mù (Tân Dân xuất bản, 1940)
Cưỡi đầu voi dữ (Tân Dân xuất bản, 1940)
Cánh buồm thoát tục (Tân Dân xuất bản, 1941)
Đỉnh non thần (Tân Dân xuất bản, 1941)
Người thù của mặt trời (Thành Cát Tư Hãn) (Hương Sơn xuất bản, 1941)
Gửi cái xuân tàn (1941)
Theo lớp mây đưa (Tân Dân xuất bản, 1942)
Tình ngoài muôn dặm (Tân Dân xuất bản, 1942)
Trăng nước Hồ Tây (Hương Sơn xuất bản, 1942)
Trong cơn binh lửa (Kiến Thiết xuất bản, 1942)
Thành bại với anh hùng (Quốc Gia xuất bản, 1942)
Rỡn sóng Bạch Đằng (viết cùng Nguyễn Tố. Duy Tân xuất bản, 1942)
Sầu lên ngọn ải (Duy Tân xuất bản, 1942)
Ái-tình và sự-nghiệp (Đời Mới xuất bản, 1942)
Chàng kỵ-sĩ (Đời Mới xuất bản, 1943)
Treo bức chiến bào (Hương Sơn xuất bản, 1949)

Tiểu thuyết tâm lý xã hội

Nước hồ Gươm (Nhật Nam xuất bản, 1928)
Lẩn sự đời (Lê Quang Thiệp xuất bản, 1934)
Nơi ước hẹn (1934)
Kiếp con tằm (1935)
Cô Dung (Tân Dân xuất bản, 1936)
Lầm than (Tân Dân xuất bản, 1938)
Người hay bóng (Tân Dân xuất bản, 1939)
Trang (Tân Dân xuất bản, 1939)
Cơn ác mộng (Tân Dân xuất bản, 1939)
Hồng thầu (Tân Dân xuất bản, 1940)
Tiếng khóc trong sương (Tân Dân xuất bản, 1940)
Nàng (Hương Sơn xuất bản, 1940)
Mực mài nước mắt (Đời Mới xuất bản, 1941)
Tội và thương (Hương Sơn xuất bản, 1941)
Tình và máu (Hương Sơn xuất bản, 1942)
Tội nhân hay nạn nhân? (Kiến Thiết xuất bản, 1942)
Hối hận (Tân Dân xuất bản, 1943)
Mưa xuân (Hoạt Động xuất bản, 1944)

Nghiên cứu lý luận và phê bình văn học
Phê bình các nhân vật hiện thời: Lê Văn Trương (1940)
Phê bình các nhân vật hiện thời: Vũ Trọng Phụng (1941)
Hồ Xuân Hương (1941)...

Và các bài viết trên tạp chí Tao đàn, đáng kể như: Tính cách Việt Nam trong văn chương (Tao đàn số 4), Thiên chức của văn sĩ Việt Nam (Tao đàn số 5), Cái nguy mất gốc (Tao đàn số 6), Một lòng tin cần phải có (Tao đàn số 7), Bàn qua về nghệ thuật (Tao đàn số 7), Phát họa hình dung tâm tính Tản Đà (Tao đàn số 9-10), Con người Vũ Trọng Phụng (Tao đàn số đặc biệt)...

Sách dịch

Bức thư của người không quen, dịch của Stéfan Zweig (Đời Mới xuất bản, 1941)
Cái đẹp với nghệ-thuật, phỏng thuật Félicien Challaye (Đời Mới xuất bản, 1943)
Tuổi thơ (1944, dịch của Lev Tolstoy)

(Theo từ điển mở Wikipedia)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét