Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Con trâu (Nguyễn Văn Bổng, xuất bản lần đầu 1953)


(Vangbongmotthoi) - Con Trâu là tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn cách mạng Nguyễn Văn Bổng, xuất bản lần đầu năm 1953. 


Nguyễn Văn Bổng là nhà văn Cách mạng, nổi tiếng với nhiều tác phẩm sâu sắc, hiện thực.

Dưới đây là bìa cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông: Con trâu - xuất bản lần đầu năm 1953, sau đó được tái bản nhiều lần.

Tình trạng sách: hiếm

Xem thêm về nhà văn Nguyễn Văn Bổng bên dưới bài viết này.

Hoa Văn

----------------------------







------------------------

Vài nét về nhà văn Nguyễn Văn Bổng

Nguyễn Văn Bổng, sinh ngày 1-1-1921, tại làng Bình Cư (nay thuộc xã Đại Quang), huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Lúc nhỏ ông học tiểu học trong tỉnh, rồi ra Huế học cao đẳng tiểu học và tú tài. Đỗ tú tài toán ông dạy trường tư Thuận Hoá (Huế). 

Ở Huế ông bắt đầu viết văn, đã đăng các báo Sài Gòn, Hà Nội ba bốn bút ký, truyện ngắn, rút ra từ tập Chuyện ba người bạn (1942 - 1943).

Ông tham gia Cách mạng tháng 8/1945 tại Đà Nẵng, sau đó làm các công tác tuyên truyền, giáo dục, văn hoá cứu quốc, viết tập bút ký Nhập vào đám dông (1945).

Hè 1946 ông ra Hà Nội, viết cho tạp chí Tiên phong của Hội văn hoá Cứu quốc Việt Nam. Sắp sửa kháng chiến toàn quốc, ông trở về Đà Nẵng, ra đi kháng chiến.

Từ 1948 ông chuyên làm công tác văn nghệ, là chi hội phó Chi hội văn nghệ liên khu V.

Ông thường đi các chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng, Tây Nguyên, viết tập truyện ngắn Cái bắt tay của người tù binh (1949), tiểu thuyết Con trâu (1952).

Cuối năm 1953 ông ra Việt Bắc dự Hội nghị tuyên huấn cải cách ruộng đất, ở lại đi cải cách ruộng đất tại Thái Nguyên.

Năm 1954, ông về Hà Nội làm báo Nhân dân.

Năm 1956 ông về Hội văn nghệ Việt Nam, là phó tổng thư ký Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, uỷ viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam.

Năm 1962 ông về miền Nam, là trưởng tiểu ban văn nghệ Ban tuyên huấn trung ương cục miền Nam, phó chủ tịch Hội văn nghệ giải phóng (với bút danh Trần Hiếu Minh).

Ông đi Bến Tre, Cà Mau viết tập bút ký Cửu Long cuộn sóng, tiểu thuyết Rừng U Minh. Cuối năm 1966 ông vào công tác ở Sài Gòn, bí mật vận động các giới văn hoá, văn nghệ, báo chí tham gia chống Mỹ, cứu nước. Ông viết báo Tin văn, tờ báo công khai của phong trào. Ông có mặt trong cuộc tiến công vào Sài Gòn tết Mậu Thân 1968, viết các bút ký và truyện ngắn trong tập Sài Gòn ta đó.

Cuối năm 1968 ông trở ra Hà Nội, tiếp tục tham gia Ban thường vụ Hội nhà văn Việt Nam và nhiều lần làm tổng biên tập tuần báo Văn Nghệ.

Cuối 1974 ông trở về Nam, gặp chiến dịch Buôn Ma Thuột, chiến dịch Hồ Chí Minh và theo chân bộ đội vào đến Sài Gòn giữa trưa 30-4- 1975. Sau đó ông lại ra Hà Nội, tiếp tục viết về các vùng mới được giải phóng ở miền Nam và riêng Sài Gòn, với các tập bút ký Đường đất nước, Ghi chép về Tây Nguyên, tập truyện ngắn Chuyện bên cầu chữ Y, các tiểu thuyết áo trắng, Sài Gòn 67, Tiểu thuyết cuộc đời v.v...

Giải thưởng văn học: Con trâu (tiểu thuyết), Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1954 - 1955). Cửu Long cuộn sóng (tập bút ký), Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu của Hội đồng Văn học nghệ thuật Mặt trận giải phóng.

Tác phẩm chọn lọc

* Các tiểu thuyết

- Con trâu (1952);
- Bếp đỏ lửa (1955);
- Rừng U Minh (1965 - 1966);
- áo trắng (1970 - 1971);
- Sài Gòn 67 (1972 - 1982);
- Tiểu thuyết cuộc đời (1986 - 1991);
- Tiếng nổ Ca-ra-ven (1999).

* Truyện ngắn và bút ký, hồi ức

- Cái bắt tay của người tù binh (1949);
- Cắm thẻ đồng câu (1954);
- Người chị (1954 - 1959),
- Chuyện bên cầu chữ Y (1968 - 1984);
- Chuyện ba người bạn (1942 - 1943);
- Sài Gòn ta đó (1968 - 1969);
- Cửu Long cuộn sóng (1963 - 1964);
- Ghi chép về Tây Nguyên (1977 - 1978);
- Bên lề những trang sách (1966 - 1980);
- Thời đã qua (1966 - 1991).

(theo fahasasg.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét